Chính xác tôi ở đây để nói cho bạn biết khám phá của mình. Dựa trên những suy luận và giả định vật lí. Và tôi coi giả định của mình đúng cho đến khi tôi tìm được điều gì đó khiến tôi thấy nó phi logic. Tại sao tôi lại tin giả định của mình đúng. Bởi khi bạn phải ra quyết định trước những vấn đề không chắc chắn và thiếu thông tin. Chúng ta cần giả định rồi tiếp tục bước đi. Cho đến khi chứng minh được nó sai hoặc có thêm thông tin.
Tôi đã từng chết 3 lần
Bạn cảm thấy người khác chết nhưng không cảm thấy mình chết bởi ý thức của bạn là bất tử. Bạn biết mình đã chết khi bạn suy nghĩ mình đã chết.
Khi tôi học về cơ học lượng tử có những hiện tượng rất kì lạ ví dụ như chồng chập lượng tử hay vướng víu lượng tử khiến tôi rất tò mò tại sao nó lại thế. Lần thứ nhất tôi trải nghiệm trạng thái chồng chập là vào mùa hè hồi học tiểu học tôi bị ngã vào một cái ao ở ngã ba đầu làng không biết có bạn nào đã từng chết đuối chưa. Khi bạn ngã xuống nước không gian xung quanh tối đen. Cảm giác của bạn giống như kiểu không thời gian dừng lại. Cũng có thể là do lúc đó hoạt động của não nhanh hơn bình thường. Sau này khi tôi biết đến một thí nghiệm vật lí giả tưởng của một nhà vật lí nổi tiếng "Con mèo của Schrödinger" thí nghiệm đó như này.
Schrödinger đã viết:
Một con mèo được nhốt vào trong hộp, cùng với các thiết bị sau (mà con mèo không thể tác động vào): một ống đếm Geiger và một mẩu vật chất phóng xạ nhỏ đến mức trong vòng một tiếng đồng hồ chỉ có 50% xác suất nó phát ra một tia phóng xạ. Nếu có tia phóng xạ phát ra, ống đếm Geiger sẽ nhận tín hiệu và thả rơi một cây búa đập vỡ lọ thuốc độc hydrocyanic acid nằm trong hộp và con mèo sẽ chết. Nếu trong vòng một tiếng vẫn không có tia phóng xạ nào phát ra, con mèo vẫn sẽ sống. Hàm sóng của hệ thống sẽ là sự chồng chập của cả trạng thái con mèo sống và con mèo chết và cả hai trạng thái chồng chập có biên độ như nhau.
Trong những trường hợp như thế này, sự vô định của thế giới vi mô đã chuyển sang thế giới vĩ mô, và có thể được giải quyết bằng quan sát trực tiếp. Nó giúp chúng ta tránh phải chấp nhận một cách ngây thơ một "mô hình bị làm nhòe" khi mô tả thực tại. Bản thân các tình huống như thế này không có gì thiếu rõ ràng. Có sự khác biệt giữa một bức ảnh chụp nhòe của vật thể nào đó và một bức chụp rõ nét của đám mây hay sương mù.
Với thí nghiệm này, Schrödinger đã đặt ra câu hỏi: "khi nào thì một hệ lượng tử ngừng tồn tại ở trạng thái chồng chập của các trạng thái cơ bản và trở thành một trong số các trạng thái cơ bản?" Trường phái Copenhagen cho rằng chỉ khi có sự can thiệp của người quan sát thì trạng thái của hệ lượng tử mới xác định. Trong thí nghiệm tưởng tượng này bản thân con mèo phải là quan sát viên (nếu nó sống, nó chỉ nhớ là mình đã luôn sống) hoặc là sự tồn tại của nó ở một trạng thái xác định đòi hỏi sự can thiệp của một quan sát viên bên ngoài. Như vậy dường như chính sự tác động của quan sát viên quyết định trạng thái của mèo. Điều này là không thể chấp nhận được với Albert Einstein, người cho rằng trạng thái của con mèo là độc lập với việc quan sát.
Theo cách diễn giải cơ học lượng tử của Hugh Everett, mỗi đối tượng chưa được quan sát không có một trạng thái nhất định, mà chỉ có chồng chập vô số trạng thái khả dĩ, mỗi trạng thái gắn với một xác suất. Tuy nhiên, khi thực hiện quan sát, quan sát viên không thấy đối tượng trong trạng thái chồng chập mà chỉ thấy một trạng thái duy nhất của đối tượng được quan sát. Hugh Everett lý giải hiện tượng này bằng mô hình toán học, trong đó mỗi khi phép đo được thực hiện, vũ trụ phân nhánh, trong mỗi vũ trụ nhánh chỉ còn một trạng thái duy nhất của đối tượng được đo. Các vũ trụ này hoàn toàn độc lập với nhau.
Như vậy sẽ luôn tồn tại một vũ trụ và ở đó mình còn sống và nó chia cắt tại thời điểm được quan sát. Có thể vũ trụ nhiều chiều hơn chúng ta tưởng. Nó giống một hình vuông sống trong thế giới 2D và khi hình cầu đến thăm nó. Hình vuông sẽ không thể nào hiểu được không gian 3D.
Ý thức của bạn bản chất chính là vật lý lượng tử, và nó liên hệ với các thế giới khác thông qua qua hiện tượng "rối lượng tử". Có thể giả định này của tôi sai khi tôi hiểu sâu hơn về những vấn đề này. Nhưng tôi giả định nó là đúng và đặt ra câu hỏi.
Nếu đa vũ trụ là tồn tại vậy ý thức khi bị copy nó sẽ cảm thấy thế nào? Nó có giống 1 AI khi chúng ta copy phần mềm không?. Và có phải khi chết chúng ta bị mất đi ý thức. Nếu khi chết chúng ta bị mất đi ý thức và đa vũ trụ tồn tại. Vậy chẳng phải chúng ta sẽ không biết chúng ta chết vì ý thức không còn. Và ở một vũ trụ khác nơi xác suất ta không chết xảy ra ý thức của ta tiếp tục suy nghĩ nó không hề biết thực sự nó đã chết hay chưa và nó chỉ suy nghĩ nó đã chết giống như tôi đang suy nghĩ rằng mình đã chết. Ở vũ trụ nơi bạn đã chết mọi người vẫn sẽ thấy bạn đã chết. Và tính ra thì tôi nghĩ mình đã chết ít nhất là 3 lần rồi.
Tôi cô đơn trên thế giới này
Không ngoại trừ khả năng tất cả các bạn đều không có thật. Tất cả chỉ là do ý thức của tôi tạo ra mọi thứ. Ý thức đánh lừa rằng cơ thể tồn tại. Ý thức của tôi tạo ra vũ trụ, và ý thức của tôi tạo ra các bạn từng hành động và lời nói của các bạn với tôi tất cả đều không có thật. Tất cả chỉ là trạng thái chồng chập bởi các khả năng và nó chỉ biến thành rõ ràng khi tôi quan sát nó.
Nếu chủ nghĩa duy tâm là đúng thì sự tồn tại của tôi có ý nghĩa gì? Tôi tồn tại để làm gì? Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Sẽ đi đâu?
Chủ nghĩa duy vật tồn tại bên trong một chủ nghĩ duy tâm, hay chủ nghĩ duy tâm tồn tài bên trong chủ nghĩa duy vật. Hay chủ nghĩa duy tâm và duy vật cùng song song tồn tại.